Sở hữu một tiệm bánh nhỏ với những góc trang trí xinh xắn đang là xu hướng kinh doanh của nhiều bạn trẻ. Nhưng nếu 1 ngày, khách hàng tiềm năng cứ lần lượt kéo đến cửa hàng của đối thủ bên cạnh thì phải làm sao?

Cạnh tranh trong ngành bánh ngọt

Bánh ngọt – Thị trường tiềm năng đầy khốc liệt 

Được đánh giá là một trong những mặt hàng có tiềm năng phát triển tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng ổn định, kinh doanh bánh ngọt được nhiều bạn trẻ lựa chọn làm hướng đi khởi nghiệp. 

Tuy nhiên, tương tự như mô hình kinh doanh nhà hàng, quán cafe thì đây cũng là loại hình kinh doanh có tỷ lệ cạnh tranh cực lớn. Sở thích ăn uống không những rất đa dạng mà còn thay đổi liên tục. Đứng ở vai trò là người sản xuất, cung cấp dịch vụ nếu không theo kịp người tiêu dùng thì bạn sẽ rất dễ bị đá bay ra khỏi sân chơi bất cứ lúc nào. 

Kinh doanh bánh kem, bánh sinh nhật
>>> Tham khảo: Lý do nào khiến 70 %tiệm bánh phải đóng cửa ngay sau năm đầu hoạt động

Vậy khi tiệm bánh của đối thủ bên cạnh ngày càng đông khách hơn thì nên đưa ra những chiến lược và đổi mới cụ thể gì? 

Kiểm tra lại chất lượng sản phẩm

Khi khách hàng kéo đến cửa hàng của đối thủ thay vì cửa hàng của bạn, thì chắc chắn cửa hàng của bạn có vấn đề nào đó khiến họ không thích. Trước tiên hãy bình tĩnh kiểm tra lại 1 cách cẩn thận về chất lượng đồ ăn. Từ bánh đến đồ uống, trái cây, … 

kiểm tra lại chất lượng bánh

Hãy kiểm tra lại từ khâu nguyên liệu cho đến thành phẩm vì rất có thể, quy trình chế biến của bạn đã mắc phải một lỗi nhỏ nào đó chưa phát hiện ra. Tiến hành kiểm định khắt khe lại toàn bộ nguồn gốc nguyên liệu, chất lượng bánh khi đến tay người tiêu dùng có vẻ là công việc khá phức tạp và mất thời gian nhưng sẽ giúp bạn yên tâm để kinh doanh hơn trong những ngày kế tiếp. 

Chú trọng hơn đến thái độ, cách phục vụ của nhân viên

Theo nghiên cứu và đánh giá khách quan từ phía khách hàng nói chung trong các ngành dịch vụ như nhà hàng, quán ăn, tiệm cafe, tiệm bánh,… Họ thường không quay lại một cửa tiệm mà nhân viên có thái độ chưa tốt, cách phục vụ thiếu chuyên nghiệp, không gian không thoải mái,… 

Nâng cao đào tạo nhân viên
>>> Tham khảo: 7 kinh nghiệm cần nằm lòng khi mở tiệm bánh ngọt

Vì tất cả những yếu tố đó có thể ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng. Hãy thử nghĩ xem, nếu bạn là người ghé một tiệm bánh hay tiệm cafe nào đó mà nhân viên nói chuyện thái độ với khách hàng, tính tiền nhầm cho khách, để khách đợi đồ quá lâu, phòng không bật điều hòa nên rất nóng,…  thì liệu bạn có quay lại đó lần thứ 2 không? Nếu bỏ tiền ra để được phục vụ tốt hơn mà kết quả nhận lại là phải mang bực vào người thì chắc chắn sẽ không có ai muốn bỏ tiền ra nữa.

Chú trọng đào tạo nhân viên

Vì thế, trong giai đoạn quán vắng khách, hãy để mắt đến thái độ phục vụ của nhân viên nhiều hơn. Chú trọng đào tạo và nâng cao tính chuyên nghiệp, tinh thần làm việc của nhân viên cũng chính là cải thiện bộ mặt của cửa hàng. 

Lên chiến lược đổi mới sản phẩm hoặc cho ra mắt sản phẩm mới

Như đã nói ở trên, sở thích ăn uống của người tiêu dùng rất đa dạng và không ngừng đổi mới. Họ không thể nào ăn mãi một loại bánh hoặc uống mãi một thứ đồ uống mà không chán. Vì vậy nếu không bắt kịp thì bạn sẽ không thể nào cạnh tranh được. 

Đổi mới hoặc cho ra mắt sản phẩm mới

Đặc biệt, với các loại bánh kem, bánh sinh nhật, nếu trang trí không đẹp và độc đáo bằng đối thủ cũng đã khiến khách hàng muốn tẩy chay sản phẩm của bạn rồi. Vì thế bên cạnh việc cho ra những khẩu vị bánh mới lạ, đặc trưng riêng của cửa hàng thì còn phải chú trọng đến khâu trang trí bánh sao cho độc đáo và đa dạng phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. 

Bánh ngọt hình hoa

Làm khảo sát để nghiên cứu ý kiến đánh giá của khách hàng 

Đôi khi, những vị khách của bạn bỏ đi mà không để lại bất cứ lý do hay phản hồi nào. Điều này càng gây khó khăn cho bạn hơn trong việc cải thiện hoạt động kinh doanh. Vì bạn không biết sai ở đâu và cần phải thay đổi những chỗ nào. 

Khảo sát ý kiến khách hàng

Việc làm khảo sát ý kiến, đánh giá của khách hàng theo hình thức online sẽ khiến họ dễ dàng nói ra suy nghĩ, quan điểm của mình hơn, hoặc bạn cũng có thể làm hình thức hòm thư review và đóng góp ý kiến ngay tại cửa hàng. Đây là một trong những hình thức mà theo mình thấy là khá hay nhưng chưa có nhiều cửa hàng áp dụng.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Cuối cùng nếu bạn nghĩ đã khắc phục mọi lỗi mà cửa hàng mình mắc phải nhưng vẫn không thấy tình hình tiến triển khá hơn. Hãy bắt đầu nghiên cứu chi tiết về đối thủ cạnh tranh. Hãy đến quán của họ ăn bánh hoặc mua thử bánh và trải nghiệm dịch vụ tại đó, sau đó bạn hãy quay về phân tích và so sánh với cửa hàng mình. Từ đó tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của cả 2 bên. 

Nghiên cứu kỹ đối thủ cạnh tranh

Chỉ khi nào tìm ra chính xác thế mạnh của mình là gì, nhược điểm của đối thủ cạnh tranh là gì thì bạn mới có thể lên được chiến lược và hướng đi đúng đắn nhất để cải thiện việc kinh doanh của mình. Câu chuyện kinh doanh cũng giống như một câu chuyện tình, phải có lúc trầm lúc bổng. Nhưng nếu vượt qua giai đoạn khó khăn thì sẽ con đường đến với thành công rực rỡ sẽ càng ngày càng gần. Trường Phát chúc bạn sẽ nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn này. 

>>> Tham khảo thêm: Những mẫu tủ trưng bày bánh kem cho tiệm bánh hút khách hơn