Nếu đang đọc bài viết này, chắc hẳn bạn cũng là người có thói quen tìm kiếm thông tin trên google. Đối với việc mua bán qua mạng, không thể phủ nhận việc tìm kiếm thông tin trên google rất tiện lợi.
Tuy nhiên, việc tìm kiếm trên “kho dữ liệu” miễn phí khổng lồ này cũng tiềm ẩn không ít rủi ro cho phía người tiêu dùng. Bài viết hôm nay Trường Phát 247 dành tặng riêng cho những khách hàng có thói quen mua sắm online nhưng lại chưa biết cách tìm thông tin chính thống qua mạng như thế nào.
Mua bán online – Vô vàn chiêu trò lừa đảo
Trong 1001 cách lừa người mua qua mạng, đâu là loại hình lừa đảo mà bạn đã từng dính phải? Nếu chưa bao giờ, bạn khoan hãy vội vui mừng vì rất có thể bạn sẽ là những nạn nhân trong tương lai nếu không chịu bỏ chút thời gian đọc những chiêu thức lừa đảo dưới đây.
Bất cứ thứ gì khi bắt đầu phát triển cũng sẽ kéo theo những mặt trái không mong muốn. Mua bán hàng qua mạng là một trong những ví dụ điển hình. Không những hàng giả, hàng nhái được chế tạo tinh xảo hơn mà các hình thức lừa đảo cũng thiên biến vạn hóa nhiều vô kể, khiến người tiêu dùng “chạy đâu cũng không hết nắng”.
Dưới đây là 1 trong số những chiêu thức lừa đảo mua bán online phổ biến nhất hiện nay mà mình tổng hợp được. Thú thực, mình cũng từng là nạn nhân của mua bán online do không chịu tìm hiểu kỹ. Đến bây giờ nghĩ lại mới thấy, việc cảnh giác qua mạng là thực sự cần thiết. Vậy nên mình sẽ tổng hợp lại những thông tin cần thiết nhất, hi vọng sẽ giúp ích được cho nhiều bạn đọc.
Khi nói về các mánh khóe lừa đảo người tiêu dùng trong quá trình mua hàng online, chuyên gia bán lẻ Vũ Minh Phú cho biết: Để lừa người mua, các chủ kinh doanh trên online có nhiều chiêu trò nhưng chủ yếu tập trung vào một số cách thức nhất định. Một trong những “tai nạn” thường gặp nhất là sản phẩm nhận được khác hẳn hình ảnh giới thiệu hoặc thua xa về chất liệu, độ tinh xảo hàng mẫu. Nguyên nhân là do không ít gian thương lấy cắp ảnh của shop khác để đưa ra chào hàng. Sau đó, họ đem bán cho khách hàng loại 2, loại 3 hoặc hàng nhái sản phẩm chính hãng.
Hình thức thứ 2, các shop online sẽ đăng sản phẩm với mức giá rẻ hơn rất nhiều so với giá thị trường. Nhằm đánh vào lòng tham của người mua và yêu cầu khách hàng chuyển khoản trước. Tất nhiên, sau khi chuyển khoản xong thì họ sẽ chặn hết mọi liên lạc và không gửi hàng. Sau một thời gian không liên lạc được thì đa phần người mua sẽ ngậm ngùi cho qua.
Một kiểu lừa đảo mới xuất hiện khiến người mua phải chấp nhận mua sản phẩm giá cao hơn, đó là đối tượng đăng tin bán sản phẩm chỉ bằng 30 – 50% so với giá thật trên thị trường, nhưng yêu cầu người mua chuyển trước 50% giá trị sản phẩm. Sau đó điện thoại thông báo tới người mua đăng nhầm và đưa giá mới cao hơn giá thị trường, vì đã trót chuyển tiền nên người mua đành phải chấp nhận giá mới.
Với phương thức mua bán online, người mua hàng đa số là cá nhân không cần lấy hóa đơn, phương thức thanh toán trực tuyến lại đa dạng như thẻ cá nhân, thẻ điện tử, …nên bằng chứng để xác định hành vi vi phạm không hề dễ dàng.
Các tiêu chí đánh giá một đơn vị bán hàng uy tín qua mạng
Bên cạnh các trang thương mại điện tử như shopee, tiki, Sendo, Lazada, .. hay facebook, zalo, twitter,… thì tạo dựng website bán hàng riêng là lựa chọn của các đơn vị muốn xây dựng thương hiệu và chỗ đứng lâu dài trên thị trường.
Nếu bạn đã từng lên google để tìm kiếm thông tin về 1 sản phẩm nào đó, chắc hẳn, bạn nên biết đến các tiêu chí đánh giá một đơn vị bán hàng uy tín thông qua Website dưới đây.
– Tên đơn vị kinh doanh: Nếu là công ty, doanh nghiệp thì sẽ có độ tin cậy cao hơn. (Nên tìm hiểu thêm về các loại hình công ty)
– Đơn vị bán có mã số doanh nghiệp đầy đủ
– Có các hình ảnh thực tế đăng tải trên trang web.
– Có các đối tác là thương hiệu lớn.
– Có địa chỉ cụ thể, nhiều chi nhánh tại các thành phố lớn.
– Uy tín của thương hiệu trên thị trường.
Ngoài ra, một đơn vị bán hàng uy tín thường sẽ cung cấp rõ ràng các thông tin trên trang web. Từ địa chỉ, số điện thoại liên hệ, gmail,.. đến các chính sách bảo hành, đổi trả hàng hóa, lắp đặt,… đều sẽ được công bố rõ ràng. Bạn có thể tìm thấy thông tin này khi kéo đến cuối mỗi trang Web. Càng nhiều thông tin chi tiết chứng tỏ đơn vị bán hàng đó càng đáng tin cậy.
Cách mua tủ bánh kem chính hãng trên Google
Việc nhập những từ khóa như “tủ bánh kem”, “tủ mát bảo quản bánh”, “tủ trưng bày bánh”,… để tìm kiếm sản phẩm tủ bánh là việc mà rất nhiều người đã làm, đang làm và trong tương lai vẫn sẽ làm. Đặc biệt, nếu bạn ở các tỉnh thành xa mà không thể đến xem trực tiếp thì cách mua hàng trên mạng không bị lừa là gì?
Tủ bánh kem là sản phẩm có rất nhiều đơn vị cung cấp với những thương hiệu khác nhau. Nếu bạn để ý một chút, thông thường các thương hiệu luôn chèn biểu tượng logo, tên thương hiệu lên ảnh để cho đối thủ cạnh tranh không thể lấy cắp được. Vì thế nếu bạn vào mục hình ảnh để xem tủ bánh kem thì hãy chú ý đến những chi tiết này. Những dòng chữ hay biểu tượng được chèn ở góc hay chính giữa ảnh sẽ nói lên nguồn gốc của chiếc ảnh đó.
Đặc biệt, thông thường trên tủ bánh kem sẽ có dán tem thương hiệu. Vì thế nếu bạn thấy ảnh một chiếc tủ bánh kem mà trên thân tủ có những dấu hiệu chỉnh sửa, cắt ghép ảnh nhằm che đi tem thương hiệu thì cần phải xem xét lại mức độ tin cậy của đơn vị bán.
Một đơn vị cung cấp càng có nhiều hình ảnh lắp đặt thực tế, địa chỉ lắp đặt cụ thể trên website chính là một trong những tiêu chí quan trọng mà bạn không nên bỏ qua.
Trên đây là một trong những cách đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng để việc đánh giá, mua bán trên mạng an toàn và ít rủi ro hơn. Với sản phẩm tủ bánh kem, Trường Phát vẫn khuyến khích bạn nên đến trực tiếp hoặc nhờ người đến tham khảo sản phẩm thực tế. Đó là cách chân thực nhất để bạn có thể so sánh chất lượng sản phẩm giữa nhiều đơn vị bán khác nhau. Lưu ý không nên quá ham rẻ mà mua những sản phẩm tủ trưng bày bánh kem chất lượng thấp.